Tuesday, July 11, 2017

Quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro theo ISO

Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không mong muốn xảy ra, liên quan đến một nguy hại hoặc đe dọa cụ thể và có hậu quả. Rủi ro là một hàm của cả Khả năng mà một điều xảy ra và Hậu quả của sự việc đó. Đánh giá nguy cơ rủi ro có thể được định nghĩa là thủ tục phân tích một quá trình hay tình huống cụ thể để xác định khả năng và hậu quả của một sự kiện bất lợi nhất định.


Quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro theo ISO bao gồm các bước sau:
1. Xác định các nguy cơ rủi ro
- Người đứng đầu tổ chức và Tổ QLCL căn cứ vào tình hình, đặc điểm của đơn vị; bản mô tả của các vị trí công việc; các nội dung trong Sổ tay an toàn tiến hành tổ chức cuộc họp với nội dung nhận diện và xác định các nguy cơ rủi ro.
- Sau khi nhận diện và xác định được các nguy cơ rủi ro, người đứng đầu tổ chức sẽ quyết định các nguy cơ rủi ro có chấp nhận được hay không. Nếu chấp nhận nguy cơ rủi ro này thì sẽ tiếp tục công việc và tiến hành theo dõi giám sát. Việc theo dõi giám sát nguy cơ rủi ro này do Tổ QLCL mà trực tiếp là nhân viên an toàn tiến hành và ghi chép vào “Phiếu ghi chép các nội dung đánh giá nguy cơ rủi ro”. Nếu không chấp nhận nguy cơ rủi ro này thì người đứng đầu tổ chức giao cho Tổ trưởng tổ QLCL lên kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro.
2. Lên kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro
- Tổ trưởng tổ QLCL căn cứ vào các nguy cơ rủi ro không chấp nhận đã được người đứng đầu tổ chức xác định có trách nhiệm lên kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro định kỳ hay đột xuất.
- Kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro sẽ được chuyển đến người đứng đầu tổ chức phê duyệt.
- Kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro sau khi phê duyệt sẽ được thông báo cho toàn thể cán bộ nhân viên trong buổi giao ban hàng ngày.
- Sau khi thông báo, Kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro được chuyển đến Nhân viên quản lý hồ sơ tài liệu lưu bản chính và lập thành các bản sao để gửi cho các cá nhân và bộ phận liên quan.
3. Tiến hành đánh giá
- Đoàn đánh giá căn cứ vào Kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro đã được người đứng đầu tổ chức phê duyệt tiến hành đánh giá nguy cơ rủi ro.
- Người tham gia quá trình đánh giá rủi ro phải nắm được nguyên tắc và trình tự đánh giá. Người tham gia đánh giá rủi ro phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá.
- Dựa vào các mối nguy hiểm và tần suất có thể xảy ra, đoàn đánh giá sẽ phân chia các nguy cơ rủi ro thành 3 mức:
+ Mức độ nguy cơ rủi ro cao (2)
+ Mức độ nguy cơ rủi ro trung bình (1)
+ Mức độ nguy cơ rủi ro thấp (0)
- Người tham gia quá trình đánh giá nguy cơ rủi ro tiến hành ghi chép vào “Phiếu ghi chép các nội dung đánh giá nguy cơ rủi ro” và nộp lại cho trưởng đoàn đánh giá.
4. Báo cáo kết quả đánh giá các nguy cơ rủi ro
- Trưởng đoàn đánh giá tổng hợp từ các Phiếu ghi chép các nội dung đánh giá nguy cơ rủi ro của các thành viên đoàn đánh giá để lập thành bản “Tổng hợp các nguy cơ rủi ro sau đánh giá và biện pháp khắc phục phòng ngừa”. Bản này phải được người đứng đầu tổ chức xem xét và phê duyệt trước khi triển khai.
- Nội dung của bản “Tổng hợp các nguy cơ rủi ro sau đánh giá và biện pháp khắc phục phòng ngừa” sẽ được người đứng đầu tổ chức thông báo cho toàn thể nhân viên trong giao ban hàng ngày.
5. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro
- Nhân viên an toàn căn cứ vào bảng “Tổng hợp các nguy cơ rủi ro sau đánh giá và biện pháp khắc phục phòng ngừa” đã được người đứng đầu tổ chức phê duyệt sẽ phối hợp với các bộ phận và toàn thể nhân viên để tiến hành triển khai những biện pháp khắc phục phòng ngừa các nguy cơ rủi ro.
- Nhân viên an toàn căn cứ vào mức độ nguy cơ rủi ro để ưu tiên triển khai các biện pháp khắc phục phòng ngừa, ưu tiên theo thứ tự mức độ cao trước, sau đấy đến trung bình và cuối cùng là các nguy cơ rủi ro mức độ thấp.
- Trong quá trình triển khai Nhân viên an toàn phải định kỳ thông báo kết quả thực hiện cho toàn thể nhân viên, cho Tổ trưởng tổ QLCL và người đứng đầu tổ chức.
6. Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro
- Tổ trưởng tổ QLCL có trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện các hành động theo kế hoạch đánh giá và kiểm soát các nguy cơ rủi ro.
- Trong quá trình giám sát, Tổ trưởng tổ QLCL tiến hành ghi chép vào phiếu “Theo dõi các hành động khắc phục phòng ngừa các nguy cơ rủi ro” để báo cáo kết quả lên người đứng đầu tổ chức.
- Người đứng đầu tổ chức căn cứ vào báo cáo kết quả của Tổ trưởng tổ QLCL xác định các nội dung đánh giá và kiểm soát nguy cơ rủi ro cho những lần tiếp theo.


No comments:

Post a Comment

Bài nổi bật

Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA

Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA là một phương tiện hiệu quả để xác định liệu một phòng xét nghiệm cung cấp kết quả chính ...

Bài xem nhiều nhất tuần

Bài xem nhiều nhất trong tháng

Bài xem nhiều nhất trong năm