Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA là một phương tiện hiệu quả để xác định liệu một phòng
xét nghiệm cung cấp kết quả chính xác, đáng tin cậy
và được quản lý tốt và đảm bảo thực hành phòng xét nghiệm tốt.
1. Phương pháp
đánh giá
Người đánh giá sẽ hoàn thành việc đánh giá này bằng cách sử dụng các phương
pháp dưới đây để đánh giá các hoạt động phòng xét nghiệm với các mục trong bảng
kiểm.
- Xem xét hồ sơ phòng xét nghiệm để xác minh rằng sổ tay quản lí chất lượng,
các chính sách, hồ sơ nhân viên, hồ sơ kiểm toán, báo cáo sự cố, các sổ tay,
các quy trình chuẩn (SOPs) và các hướng dẫn khác (ví dụ, thường qui về an toàn)
được hoàn thành, hiện có, chính xác, và thường xuyên được xem xét.
- Quan sát các hoạt động phòng xét nghiệm để đảm bảo:
+ Thực hành phù hợp với chính sách hoặc thường qui đã viết trong tất cả các
giai đoạn thử nghiệm trong phòng xét nghiệm;
+ Các quy trình thích hợp cho việc thực hiệnthử nghiệm;
+ Các vấn đề đã xác định phải được điều tra và giải quyết đầy đủ.
- Đặt câu hỏi mở để làm rõ tài liệu nhìn thấy và các quan sát. Đặt câu hỏi
như, "chỉ cho tôi bạn làm như thế nào ..." hoặc "cho tôi biết về
..." Người ta thường không cần thiết để hỏi tất cả các câu hỏi danh sách
kiểm tra đúng nguyên văn. Người đánh giá có kinh nghiệm thường có thể tìm hiểu
câu trả lời cho nhiều câu hỏi trong bảng kiểm tra thông qua đối thoại kết thúc
mở với các nhân viên phòng xét nghiệm.
- Thực hiện theo một loại mẫu trong phòng xét nghiệm từ thu thập mẫu, đến đăng
ký, chia nhỏ, phân tích, xác định kết quả, báo cáo, in ấn, cách sử lí và lưu mẫu
để xác định sức mạnh của hệ thống và các hoạt động của phòng xét nghiệm.
- Xác nhận mỗi kết quả hoặc mỗi loạt có thể được truy trở lại để chạy IQC
tương ứng và IQC đã được thông qua. Xác nhận các kết quả IQC được ghi lại cho tất
cả các lần làm IQC và được xem xét lại để thẩm định.
- Xác nhận kết quả PT và các kết quả có được hiểu và có hành động khắc phục
thực hiện theo yêu cầu.
- Đánh giá chất lượng và hiệu quả của các khu vực hỗ trợ làm việc (ví dụ,
khu lấy máu, đăng ký và tiếp nhận thông tin, người lái xe, nhân viên y công,
IT, vv).
- Nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu quan điểm của người yêu cầu dịch vụ về
chất lượng hoạt động của phòng xét nghiệm. Bác sĩ lâm sàng thường là một nguồn
thông tin tốt cho chất lượng và hiệu quả của phòng xét nghiệm. Phát hiện đáng
chú ý có thể được ghi lại trong phần Tóm tắt và khuyến nghị ở phần cuối của
danh sách kiểm tra.
2. Bảng đánh giá
Bảng đánh giá quá trình cải tiến phòng xét nghiệm từng
bước tiến tới công nhận này gồm 111 mục chính (tổng số 334 câu hỏi) có giá trị
258 điểm. Mỗi mục có một thang giá trị từ 2, 3, 4 hoặc 5 điểm- dựa vào tầm quan
trọng tương đối và/hoặc sự phức hợp. Trả lời cho tất cả các câu hỏi phải là
“có”, “một phần”, “hoặc không”.
- Mục được trả lời “có” nhận được giá trị điểm tương ứng
(2 hoặc 3 hoặc 5 điểm). Tất cả các yếu tố
của một câu hỏi cần phải trả lời “có” cho mỗi mục để có điểm thích ứng.
Lưu ý: Những yếu tố trong một mục có hệ thống đánh dấu phải
nhận tất cả câu trả lời “có” và/hoặc “không áp dụng” để được kết luận là “có”
cho toàn mục đó.
- Mục được đánh dấu “một phần” nhận được 1 điểm.
- Mục được đánh dấu “không” nhận được 0 điểm.
Khi trả lời “một phần” hoặc “không”, cần nêu ý kiến
trong phần nhận xét để giải thích tại sao phòng xét nghiệm không đạt mục đó để
hỗ trợ cho phòng xét nghiệm xác định được phần cần thiết phải cải tiến sau đánh
giá.
3. Điểm
đánh giá
Phần Điểm
tối đa
Phần 1: Tài
liệu và Hồ sơ 25
Phần 2: Xem
xét của Quản lý phòng xét nghiệm 17
Phần 3: Tổ
chức và Nhân sự 20
Phần 4: Quản
lý khách hàng và Dịch vụ Khách hàng 8
Phần 5:
Trang thiết bị 30
Phần 6: Kiểm
tra nội bộ 10
Phần 7: Mua
sắm & Kiểm kê 30
Phần 8: Quản
lý quá trình và Đánh giá Chất lượng bên trong và bên ngoài 33
Phần 9: Quản
lý Thông tin 18
Phần 10:
Hành động khắc phục 12
Phần 11: Quản
lý sự cố và Cải tiến quá trình. 12
Phần 12: Cơ sở
vật chất và An toàn 43