Dịch vụ phòng xét nghiệm là một thành phần thiết yếu trong chẩn đoán và điều trị người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), sốt rét, lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB), nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh truyền nhiễm khác. Hiện nay, cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm và chất lượng xét nghiệm cho tất cả các loại phòng xét nghiệm lâm sàng vẫn còn yếu trong hầu hết các nước ở châu Phi. Do đó có một nhu cầu cấp thiết để tăng cường các dịch vụ và các hệ thống phòng xét nghiệm. Việc thành lập một quá trình để phòng xét nghiệm tiến tới công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế là một công cụ có giá trị cho các nước sử dụng để cải thiện và tăng cường năng lực và chất lượng dịch vụ của các phòng xét nghiệm của họ.
Để
phù hợp với chức năng cốt lõi của WHO về thiết lập định mức, tiêu chuẩn và xây
dựng năng lực, WHO-AFRO đã thành lập một chương trình cải tiến (chất lượng)
phòng xét nghiệm từng bước tiến tới công nhận (SLIPTA) để tăng cường hệ thống
phòng xét nghiệm của các nước thành viên. Chương trình cải tiến (chất lượng)
phòng xét nghiệm từng bước tiến tới công nhận (SLIPTA) là một khung làm việc để
cải tiến chất lượng phòng xét nghiệm ở các nước đang phát triển tiến tới đạt
tiêu chuẩn ISO 15189. Nó là một quá trình để đảm bảo các phòng xét nghiệm phát
triển và chứng tỏ khả năng để phát hiện, xác định và báo cáo kịp thời tất cả
các bệnh có ý nghĩa trong y tế công cộng mà có thể có mặt trong các mẫu bệnh
phẩm lâm sàng. Sáng kiến này đã đưa ra một số giải pháp quan trọng, bao gồm
Nghị quyết AFR/RC58/R2 về tăng cường phòng xét nghiệm Y tế công cộng được thông
qua bởi các nước thành viên trong phiên họp 58 của Uỷ ban khu vực trong tháng 9
năm 2008 tại Yaoundé, Cameroon, và Tuyên bố Maputo để tăng cường hệ thống phòng
xét nghiệm. Quá trình cải tiến chất lương tiến tới công nhận tiếp tục cung cấp
một cơ hội học tập, một con đường cho cải tiến liên tục, cơ chế để xác định
nguồn lực và nhu cầu đào tạo, một biện pháp tiến bộ, và một liên kết của hệ
thống dịch vụ xét nghiệm các quốc gia thuộc vùng WHO AFRO.
Qui
trình cải tiến chất lương phòng xét nghiệm từng bước tiến tới công nhận (SLIPTA)
cho các phòng xét nghiệm tham chiếu, lâm sàng và y tế công cộng được WHO AFRO
đánh giá sau mỗi 2 năm. Sự công nhận là đưa ra cho năm tới và được dựa trên sự
tiến bộ đạt được các yêu cầu theo các tiêu chuẩn quốc tế và dựa trên hoạt động
của phòng xét nghiệm trong thời gian ngay trước lúc thanh kiểm tra SLIPTA 12
tháng, dựa vào dữ liệu hoàn chỉnh, thường là từ 1-13 tháng qua đến 1 tháng
trước khi đánh giá.
1.
Mục tiêu
Bảng kiểm này quy định
các yêu cầu về chất lượng và năng lực nhằm phát triển và cải thiện các dịch vụ phòng
xét nghiệm để nâng cao chất lượng tiêu chuẩn quốc gia. Các thành tố của bảng kiểm
này được dựa trên tiêu chuẩn ISO
15189:2007 (E) và, ở một mức độ thấp hơn, hướng dẫn GP26-A4 của CLSI; hệ thống
quản lí chất lượng: Một mô hình cho các dịch vụ phòng xét nghiệm; Hướng dẫn được
phê duyệt – Xuất bản lần thứ 4.
Sự công nhận sử dụng hệ
thống đánh giá 5 sao, dựa trên đánh giá 2 năm 1 lần tại phòng xét nghiệm về các
quy trình thực hành phòng xét nghiệm, thực tiễn, và việc thực hiện.
2.
Đánh giá
Bảng kiểm đánh giá điểm
sẽ tương ứng với số sao cho phòng xét nghiệm như sao:
Không có
Sao (0 – 142 pts) < 55%
1 Sao (143
– 165 pts) 55 – 64%
2 Sao (166
– 191 pts) 65 – 74%
3 Sao (192
– 217 pts) 75 – 84%
4 Sao (218
– 243 pts) 85 – 94%
5 Sao (244
– 258 pts) >95%
Một phòng xét nghiệm đạt được ít hơn so với số điểm trên bất kỳ các tiêu chí áp dụng sẽ làm việc với các Điều phối viên phòng xét nghiệmVăn phòng khu vực:
• Xác định các vùng cải tiến.
• Phát triển và thực hiện một kế hoạch công việc.
• Giám sát sự tiến bộ của phòng xét nghiệm.
• Cung cấp thử nghiệm lại khi có yêu cầu.
• Tiếp tục các bước để tiến tới công nhận.
3. Các phần của
sự kiểm tra
Sự kiểm tra này bao gồm
3 phần:
- Phần 1: Thông tin về
phòng xét nghiệm
- Phần 2: Bảng kiểm
Đánh giá các quy trình
thực hiện, các bảng biểu cho thực hiện báo cáo của phòng xét nghiệm.
- Phần 3: Tóm tắt kết quả. Tóm tắt các kết quả của thanh
kiểm tra SLIPTA và bảng kế hoạch hành động.
No comments:
Post a Comment