Tuesday, July 11, 2017

Các định nghĩa trong quản lý chất lượng


1. Cải tiến liên tục (Continual Improvement)
Là hoạt động lặp lại để nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.
2. Chất lượng (Quality)
Là mức độ tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, dịch vụ hay phương pháp xét nghiệm có khả năng đáp ứng những nhu cầu.
3. Chính sách chất lượng (Quality Policy)
Là các ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.
4. Đặc tính kỹ thuật (Specification)
Là tài liệu nêu lên các yêu cầu mà các sản phẩm, dịch vụ hoặc phương pháp xét nghiệm phải tuân theo.
5. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
Là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện.
6. Đánh giá chất lượng ngoại kiểm (External Quality Assessment)
Là một chương trình cho phép các phòng xét nghiệm đánh giá chất lượng hoạt động của họ bằng cách so sánh kết quả của họ với các phòng xét nghiệm khác thông qua việc kiểm tra các mẫu mù.
7. Hành động khắc phục (Corrective Action)
Là hành động tức thì để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện.
8. Hành động phòng ngừa (Preventive Action)
 Là hành động để loại bỏ và ngăn ngừa tái diễn nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm tàng. 
9. Hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System)
Là hệ thống để định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng.
10. Hiệu chuẩn (Calibration)
Là tập hợp các thao tác trong điều kiện qui định để thiết lập mối quan hệ giữa các giá trị được chỉ bởi phương tiện đo, hệ thống đo với các giá trị tương ứng thể hiện từ chất chuẩn, từ đó có các biện pháp xử lý và hiệu chỉnh kịp thời phù hợp với mục tiêu xét nghiệm.
11. Khả năng truy nguyên/Liên kết chuẩn (Traceability)
Là khả năng truy tìm nguồn gốc, vị trí của một đối tượng được xem xét.
12. Kiểm tra chất lượng (Quality Control)
Là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng.
13. Sự không phù hợp (Non conformity)
Là sự không đáp ứng với bất kỳ một yêu cầu nào đó.
14. Tài liệu (Documents)
Bao gồm những công bố chính sách, các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, bảng hiệu chuẩn, khoảng tham chiếu sinh học và các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài như các qui định, tiêu chuẩn hoặc các quy trình xét nghiệm bao gồm cả bản điện tử. 

No comments:

Post a Comment

Bài nổi bật

Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA

Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA là một phương tiện hiệu quả để xác định liệu một phòng xét nghiệm cung cấp kết quả chính ...

Bài xem nhiều nhất tuần

Bài xem nhiều nhất trong tháng

Bài xem nhiều nhất trong năm