Wednesday, July 12, 2017
Biểu mẫu nhãn dán lên trang bị vật tư
Quy trình đánh giá nội bộ tổ chức
Đánh giá là quá trình kiểm
tra một phần (hoặc toàn bộ) hệ thống quản lý chất lượng và sự tuân thủ các yêu
cầu của mọi nhân viên trong tổ chức. Đánh
giá nội bộ là việc đánh giá được tiến hành bởi nhân sự nội bộ trên nguyên tắc
đánh giá chéo giữa các bộ phận trong cùng đơn vị. Đánh giá từ bên ngoài là đánh
giá bởi các chuyên gia đến từ các tổ chức bên ngoài bao gồm đánh giá của cơ
quan công nhận, Bộ quản lý, chương trình tài trợ hoặc các chương trình xã hội
khác.
Quy trình đánh giá nội bộ tổ chức bao gồm những bước sau:
1. Trách nhiệm
-
Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm xác định chính sách đánh giá nội bộ, phân
công trách nhiệm cho tổ quản lý chất lượng, xem xét kết quả đánh giá và hỗ trợ
hành động khắc phục.
- Tổ trưởng
tổ QLCL có trách
nhiệm duy trì hệ
thống đánh giá chất lượng bao gồm việc điều phối quá trình đánh giá (xây dựng kế
hoạch, chọn và đào tạo đánh giá viên), xem xét kết quả đánh giá, triển khai quản
lý các hành động khắc phục, thông báo kết quả cho nhân viên và báo cáo kết quả
cho lãnh đạo.
2. Kế hoạch đánh giá
- Căn cứ vào mục đích đánh giá, vị trí tầm quan trọng
của hoạt động đánh giá, nhân sự đoàn đánh giá tổ trưởng tổ QLCL lên "Kế hoạch
đánh giá".
- Để đảm bảo việc đánh giá được khách quan, khi lập
kế hoạch đánh giá tổ trưởng tổ QLCL phải đảm bảo nguyên tắc đánh giá chéo nghĩa
là đánh giá viên không làm việc trực tiếp trong bộ phận hoặc nội dung được đánh
giá.
- Kế hoạch đánh giá sau đó được gửi đến người đứng
đầu tổ chức ký phê duyệt.
- Kế hoạch đã phê duyệt phải chuyển tới cán bộ
quản lý hồ sơ tài liệu lưu bản chính, bản sao được gửi và thông báo cho các bộ
phận được đánh giá, trưởng đoàn đánh giá và các thành viên đoàn đánh giá trước
thời điểm bắt đầu đánh giá ít nhất 01 tuần (nếu là đánh giá định kỳ) và 01 ngày
(nếu là đánh giá đột xuất).
3. Chuẩn bị đánh giá
- Đánh giá viên nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến lĩnh vực đánh giá, xem xét kết quả đánh giá lần trước, các quy trình
có liên quan, chuẩn bị sẵn câu hỏi (nếu cần), và phiếu ghi chép trong quá trình
đánh giá.
- Các bộ phận được đánh giá cùng nhân viên quản lý
tài liệu phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, hồ sơ, nhân lực cho quá trình đánh
giá.
4. Tiến hành đánh giá
- Mở đầu cuộc đánh giá trưởng đoàn đánh giá sẽ
thông báo tóm tắt cho các bộ phận được đánh giá về mục đích, phạm vi, phương
pháp đánh giá và những yêu cầu cần thiết cho việc đánh giá đồng thời phân công
rõ nhiệm vụ cho từng đánh giá viên.
- Các bộ phận được đánh giá sẽ cử người làm việc với
đoàn đánh giá trong suốt quá trình đánh giá.
- Các đánh giá viên thực hiện hoạt động đánh
giá theo kế hoạch và sự phân công của trưởng nhóm.
- Đánh giá viên thực hiện các công việc dưới đây
trong quá trình đánh giá :
+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn
của các tài liệu, văn bản trong hệ thống quản lý chất lượng.
+ Xem xét các báo cáo đánh giá trước đây (nếu có) để
theo dõi việc thực hiện hoạt động khắc phục hoặc phòng ngừa của các bộ phận được
đánh giá.
+ Kiểm tra xác nhận việc áp dụng các quy trình hướng
dẫn đã ban hành.
+ Xem xét các dữ liệu, hồ sơ liên quan đến hệ thống
quản lý chất lượng đối chiếu với các quy định quy trình.
+ Hỏi trực tiếp người làm việc xem họ có hiểu các
quy trình, hướng dẫn và có nghiêm túc thực hiện chúng hay không?
+ Quan sát các công việc đang được thực hiện để
đánh giá sự phù hợp của chúng với các văn bản đã qui định không?
+ Trong quá trình đánh giá các đánh giá viên phải
ghi nhận các nội dung đánh giá vào "Phiếu ghi chép các nội dung đánh giá nội
bộ ".
- Sau khi tiến hành xong toàn bộ chương trình đánh
giá, trưởng đoàn đánh giá cùng các đánh giá viên tổng hợp các điểm không phù hợp
theo ghi nhận và phát hiện của đoàn đánh giá vào “Phiếu tổng hợp các điểm không
phù hợp sau đánh giá”.
5. Báo cáo đánh giá
- Trưởng đoàn đánh giá lập bản “Báo cáo đánh giá chất
lượng nội bộ”.
- Cùng người đứng đầu tổ chức và các bộ phận trao đổi
thống nhất thời gian hoàn thành các biện pháp khắc phục, phòng ngừa theo ghi nhận.
- Quá trình trao đổi thông tin trong đánh giá nội bộ
tuân thủ theo "Quy trình trao đổi và bảo mật thông tin".
6. Hành động sau đánh giá
- Các tài liệu sau đánh giá được quản lý theo
"Quy trình quản lý hồ sơ".
- Tổ trưởng tổ quản lý chất lượng có trách nhiệm:
+ Thông báo kết quả đánh giá cho nhân viên bộ phận
được đánh giá và báo cáo chủ nhiệm BMK.
+ Lập “Bảng theo dõi các hành động khắc phục phòng
ngừa sau đánh giá”.
+ Hành động khắc phục phòng ngừa sau đó sẽ được xử
lý theo “Quy trình kiểm soát sự cố/sự không phù hợp”. Kết quả đánh giá nội bộ và các hoạt động khắc phục
hoặc phòng ngừa phải được người đứng đầu tổ chức báo cáo để xem xét tại cuộc họp
hệ thống QLCL sau đó.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Bài nổi bật
Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA
Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA là một phương tiện hiệu quả để xác định liệu một phòng xét nghiệm cung cấp kết quả chính ...
NHỮNG BLOG HAY
Bài xem nhiều nhất tuần
-
1. Các bậc sắp xếp hệ thống tài liệu Tổ chức nên sắp xếp hệ thống tài liệu của minh theo 04 cấp bậc thể hiện qua H ình 1. Hình 1. ...
-
Khách hàng là những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ do tổ chức cung cấp, bao gồm: khách hàng trực tiếp, khách hàng gián tiếp, nhân viên c...
-
1. Trách nhiệm - Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan để chuẩn bị cho chương trình đ...
-
Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA là một phương tiện hiệu quả để xác định liệu một phòng xét nghiệm cung cấp kết quả chính ...
-
Tiêu chuẩn TCVN ISO 15189:2014 được xây dựng dựa trên hai tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 và TCVN ISO 9001. Tiêu chuẩn này quy định các yêu...
-
Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không mong muốn xảy ra, liên quan đến một nguy hại hoặc đe dọa cụ thể và có hậu quả. Rủi ro là một hàm củ...
-
Dịch vụ phòng xét nghiệm là một thành phần thiết yếu trong chẩn đoán và điều trị người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HI...
-
1. Cải tiến liên tục (Continual Improvement) Là hoạt động lặp lại để nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng. 2. Chất lư...
Bài xem nhiều nhất trong tháng
-
1. Các bậc sắp xếp hệ thống tài liệu Tổ chức nên sắp xếp hệ thống tài liệu của minh theo 04 cấp bậc thể hiện qua H ình 1. Hình 1. ...
-
Khách hàng là những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ do tổ chức cung cấp, bao gồm: khách hàng trực tiếp, khách hàng gián tiếp, nhân viên c...
-
Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA là một phương tiện hiệu quả để xác định liệu một phòng xét nghiệm cung cấp kết quả chính ...
-
Tiêu chuẩn TCVN ISO 15189:2014 được xây dựng dựa trên hai tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 và TCVN ISO 9001. Tiêu chuẩn này quy định các yêu...
-
Vật tư Trang bị ( VTTB ) của một tổ chức là các loại thiết bị máy móc, dụng cụ, vật tư, hoá chất … kể cả phần mềm cần thiết, được sử dụng...
Bài xem nhiều nhất trong năm
-
Khách hàng là những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ do tổ chức cung cấp, bao gồm: khách hàng trực tiếp, khách hàng gián tiếp, nhân viên c...
-
Dịch vụ phòng xét nghiệm là một thành phần thiết yếu trong chẩn đoán và điều trị người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HI...
-
1. Các bậc sắp xếp hệ thống tài liệu Tổ chức nên sắp xếp hệ thống tài liệu của minh theo 04 cấp bậc thể hiện qua H ình 1. Hình 1. ...
-
Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không mong muốn xảy ra, liên quan đến một nguy hại hoặc đe dọa cụ thể và có hậu quả. Rủi ro là một hàm củ...
-
Đánh giá phòng xét nghiệm theo bảng kiểm SLIPTA là một phương tiện hiệu quả để xác định liệu một phòng xét nghiệm cung cấp kết quả chính ...