Tổ quản lý chất
lượng (QLCL) được thành lập theo quyết định của người đứng đầu tổ chức. Các
thành viên tổ được phân quyền và nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hệ thống quản lý chất
lượng thực hiện hiệu quả.
1. Chức trách của
tổ QLCL
- Xây dựng, đề
xuất phê duyệt, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
- Giám sát, xem xét, tham
mưu cho người đứng đầu tổ chức chỉnh sửa và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
cho phù hợp.
- Báo cáo tình hình hoạt động cho người đứng đầu tổ chức thông qua các buổi họp giao ban, họp hàng
tuần, hàng năm hoặc các buổi họp đột xuất.
- Lưu giữ các hồ sơ chất lượng,
tài liệu thuộc hệ thống quản lý chất lượng, tiến hành soát xét và cập nhật hồ
sơ, tài liệu.
- Duy trì hệ thống quản lý chất
lượng thông qua việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ,
xem xét của lãnh đạo, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa.
2. Thành viên của
tổ QLCL
Tổ
trưởng tổ QLCL
Người đứng đầu
tổ chức trực tiếp hoặc đề nghị lên cấp cao hơn bổ nhiệm tổ trưởng tổ QLCL,
ngoài các trách nhiệm khác, có trách nhiệm và quyền hạn đối với hệ thống quản
lý chất lượng như sau:
- Triển khai và
giám sát mọi hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng (QMS - Quality
Management System) theo tiêu chuẩn ISO 15189 tại tổ chức.
- Tham mưu cho người
đứng đầu tổ chức đưa ra các quyết định về chính sách, mục đích, mục tiêu phù hợp.
- Lập kế hoạch
đào tạo, đánh giá năng lực nhân viên, đánh giá bên trong và bên ngoài, chuẩn bị
nội dung họp xem xét lãnh đạo, kế hoạch dự trù trang thiết bị, hóa chất vật tư
tiêu hao.
- Liên
hệ trực tiếp với các tổ chức khác về các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch
vụ.
Nhân
viên quản lý kỹ thuật
-
Tham gia tư vấn, giám sát, lắp đặt hệ thống trang thiết bị, máy móc kỹ thuật.
-
Quản lý, giám sát, vận hành, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị, máy móc trong tổ
chức.
-
Hướng dẫn nhân viên hoặc tham gia trực tiếp vào công tác hiệu chuẩn, bảo trì,
khắc phục sự cố, sửa chữa trang thiết bị.
-
Quản lý, giám sát và đảm bảo sự tuân thủ các quy trình kỹ thuật của tổ chức.
-
Tư vấn về mặt kỹ thuật các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện xét nghiệm
cho khách hàng.
-
Báo cáo lên người đứng đầu tổ chức những vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết.
Nhân
viên an toàn
- Xây
dựng và định kỳ xem xét sổ tay an toàn, giám sát việc tuân thủ các quy định về an
toàn.
- Cung
cấp tư vấn về an toàn cho khách hàng và nhân viên.
- Định
kỳ tiến hành đánh giá về an toàn, điều tra các sự cố về an toàn.
-
Báo cáo với người đứng đầu tổ chức về
việc vi phạm các nguyên tắc an toàn và đề xuất hành động khắc phục.
Nhân
viên Quản lý trang thiết bị
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng và hiệu chuẩn
trang thiết bị.
- Trực
tiếp đào tạo nhân viên xét nghiệm thực hiện các công việc hiệu chuẩn, bảo trì,
khắc phục sự cố hoặc sửa chữa thiết bị. Liên hệ với các công ty cung cấp trang
thiết bị để yêu cầu bảo trì, sửa chữa.
- Xây
dựng hồ sơ tài liệu của các trang thiết bị. Giám sát việc tuân thủ các quy
trình kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến trang thiết bị.
Nhân
viên kiểm soát tài liệu hồ sơ
- Quản lý toàn bộ tài liệu, hồ sơ của tổ chức. Xem xét nhu cầu tạo mới, sửa đổi, phân phối, thu hồi, hủy tài liệu của
người/bộ phận sử dụng tài liệu để kịp thời tham mưu cho người
đứng đầu tổ chức có phương án giải quyết.
- Hướng
dẫn nhân viên hiểu và sử dụng đúng các quy tắc cấp mã cho tài liệu, các định dạng
tài liệu, đảm bảo tất cả các tài liệu trong tổ chức được mã hóa và soạn thảo
theo đúng quy định.
- Thực
hiện việc phân phối tài liệu mới ban hành, thu hồi, lưu giữ hoặc hủy các tài liệu
hết hiệu lực, đảm bảo nhân viên được tiếp cận và sử dụng tài liệu mới nhất được
kiểm soát phù hợp với phạm vi công việc. Lập
danh mục và thường xuyên cập nhật danh mục tài liệu tổng và hồ sơ tổng.
No comments:
Post a Comment