Tổ chức được điều
hành bởi cá nhân có năng lực và trách nhiệm được giao đối với các dịch vụ cung
cấp. Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức bao gồm các vấn đề về chuyên môn, khoa học,
tư vấn hoặc cố vấn, về tổ chức, quản trị và giáo dục liên quan đến các dịch vụ
mà phòng xét nghiệm cung cấp.
Người đứng đầu tổ chức giao các nhiệm vụ và/hoặc trách nhiệm được lựa chọn cho nhân sự có năng
lực. Tuy nhiên, người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm cuối cùng đối với toàn bộ hoạt động và việc quản
lý tổ chức.
Các nhiệm vụ và
trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phải được lập thành văn bản.
Người đứng đầu tổ chức có năng lực, quyền hạn và nguồn lực cần thiết để thực hiện các yêu cầu
theo tiêu chuẩn ISO.
Người đứng đầu tổ chức phải:
1. Điều hành có hiệu
lực các dịch vụ tổ chức, bao gồm việc hoạch định ngân sách và quản lý trang bị,
vật tư tiêu hao theo sự phân công trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên.
2. Liên hệ và hoạt
động có hiệu lực với các cơ quan công nhận và cơ quan quản lý, các cơ quan
hành chính, các đối tượng được tổ chức phục vụ và các nhà cung ứng các thỏa thuận
chính thức, khi có yêu cầu.
3. Đảm bảo số lượng
nhân viên thích hợp được giáo dục, đào tạo theo yêu cầu và có năng lực cung cấp
các dịch vụ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của người sử dụng.
4. Đảm bảo việc thực
hiện chính sách chất lượng.
5. Thực hiện môi
trường của tổ chức an toàn phù hợp với các thực hành tốt và các yêu cầu thích hợp.
6. Lựa chọn dịch vụ
bên ngoài và theo dõi chất lượng dịch vụ của họ.
7. Đưa ra các
chương trình phát triển nghề nghiệp, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào các
hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của các tổ chức khác.
8. Xác định, áp dụng
và theo dõi các tiêu chuẩn về việc thực hiện và cải tiến chất lượng các dịch vụ.
9. Theo dõi việc thực
hiện công việc tổ chức, xác định và giải quyết các thông tin liên quan với tổ
chức liên quan.
10. Giải quyết mọi
khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị từ nhân viên và/hoặc những người sử dụng dịch vụ
của tổ chức.
11. Thiết kế và thực
hiện kế hoạch dự phòng để đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu đều sẵn có trong
các tình huống khẩn cấp hoặc các điều kiện khác khi các dịch vụ của tổ chức bị
hạn chế hoặc không sẵn có; Các kế hoạch dự phòng phải được kiểm tra định kỳ.
12.
Lập kế hoạch và điều hành việc nghiên cứu và phát triển, nếu cần thiết.
No comments:
Post a Comment